LỄ GIỖ LẦN THỨ 74 AHLLVTND VIỆT NAM VŨ VĂN HIẾU (26/4/1942 – 26/4/2016)

       Để ghi ơn và tưởng nhớ đến sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ và đồng bào yêu nước đã anh dũng chiến đấu và hy sinh trên mảnh đất Côn Đảo thiêng liêng. Sáng ngày 26/4/2016, Đảng bộ, Chính quyền Quân và dân huyện Côn Đảo long trọng tổ chức lễ giỗ lần thứ 74 AHLLVTND Việt Nam Vũ Văn Hiếu tại Khu A – Di tích Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo..

      Tham dự có đ/c Lê Văn Đức – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, đ/c Nguyễn Thành Chính – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện, các đồng chí Lãnh đạo các cơ quan ban ngành, đoàn thể, các bác Cựu tù chính trị Côn Đảo; Lực lượng vũ trang; Các vị khách nhân chuyến tham quan và làm việc tại Côn Đảo.

      Buổi lễ được tiến hành trong sự trang nghiêm và vô cùng xúc động khi nghe ôn lại truyền thống đấu tranh kiên cường của đồng chí Vũ Văn Hiếu. 

        Đồng chí Vũ Văn Hiếu sinh ngày 20/3/1907 trong một gia đình nông dân nghèo tại ấp Văn Định, xã Quần Phương Thượng, tổng Quần Phương, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

       Vốn bản chất hiền lành, thông minh, khiêm tốn nên được bạn bè yêu mến. Do hoàn cảnh khó khăn nên đ/c phải bỏ học. Một thời gian sau đ/c xin vào học tại trường Kỹ nghệ thực hành (Hải Phòng). Tháng 11/1929, đ/c được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng, với bí danh là Sơn, đ/c được chi bộ giao nhiệm vụ xây dựng cơ sở ở khu vực Hà Tu – Núi Béo (Hà Lầm). Khi chi bộ được thành lập đ/c được cử làm Bí thư. Tháng 4/1930 đ/c được cử là Bí thư Đảng ủy mỏ Hòn Gai – Cẩm Phả.

      Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng ở khu mỏ, địch tăng cường khủng bố, đàn áp, bắt bớ. Ngày 17/5/1930, Vũ Văn Hiếu bị thực dân Pháp vây bắt tại Hòn Gai. Mặc dù bị tra tấn dã man đồng chí vẫn không khai báo nửa lời, không tìm được chứng cớ kết tội buộc địch phải trả tự do cho Vũ Văn Hiếu. Ngày 09/02/1931 đồng chí bị bắt lần thứ hai ngay tại Cẩm Phả –  Cửa Ông. Địch kết án 20 năm tù cấm cố và đày ra Côn Đảo.

       Tại nhà tù Côn Đảo, Vũ Văn Hiếu bị giam ở Banh II cùng với các đồng chí: Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt… Tuy sức khỏe yếu nhưng đồng chí vẫn tích cực tham gia các cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh trong tù. Năm 1936, Mặt trận bình dân Pháp thắng cử đã chủ trương xóa bỏ án tù chính trị ở các xứ thuộc địa. Vũ Văn Hiếu được trả tự do cùng với hơn hai trăm tù chính trị khác

        Đầu năm 1941, đồng chí bị địch đày ra Côn Đảo lần thứ hai. Dưới chế độ hà khắc của nhà tù Côn Đảo, bệnh của đồng chí tái phát rất nặng. Biết mình không thể sống nổi, Vũ Văn Hiếu đã cởi chiếc áo của mình trao cho đồng chí Lê Duẩn với lời nhắn “Tôi sắp chết rồi, tôi nghĩ mãi mà không biết làm cái gì để phục vụ Đảng đến phút cuối cùng, tôi có chết trần truồng cũng không sao, áo đây đồng chí mặc lấy để sống mà làm việc cho Đảng ” .Thương bạn tù da bọc xương đang run lên vì lạnh, đồng chí Lê Duẩn không nhận, Vũ Văn Hiếu nói: “Tôi nghĩ kỹ rồi, chỉ còn có việc này là tôi còn cống hiến được cho Đảng, sao đồng chí không nhận?”.

       Ngày 26/4/1942, người chiến sĩ cộng sản ấy đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà tù Côn Đảo. Sự hy sinh của đ/c đã hóa thành bất tử, cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí là một tấm gương sáng về tinh thần chiến đấu, tình đồng chí, đồng đội lòng trung thành với Tổ quốc, với lý tưởng cộng sản.

       Ngày 10/8/2015, Vũ Văn Hiếu vinh dự được Chủ tịch nước ký quyết định truy tặng danh hiệu cao quí: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam”.

 

Share:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mang đến cho bạn những chuyến đi tuyệt vời

TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA THỰC HIỆN MÔ HÌNH TÁI CHẾ RÁC THẢI NHỰA

ĐẢNG BỘ DI TÍCH QUỐC GIA CÔN ĐẢO TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA THỰC HIỆN MÔ HÌNH TÁI CHẾ RÁC THẢI NHỰA TẠI KHU DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CÔN ĐẢO Thiết thực chào mừng kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã