PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CÔN ĐẢO GÓP PHẦN BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA DÂNTỘC

PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT

CÔN ĐẢO GÓP PHẦN BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA DÂNTỘC

                             Phạm Tám (Trung tâm BTDTQG Côn Đảo)

Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL ấn định nhiệm vụ cho Đông phương Bác cổ học viện nhiệm vụ bảo tồn tất cả các cổ tích trong toàn cõi Việt Nam – Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Với ý nghĩa lịch sử to lớn của Sắc lệnh, ngày 24/02/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ – TTg về việc hàng năm lấy ngày 23/11 là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam” nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động trên lĩnh vực di sản văn hóa và mọi tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Tính đến cuối năm 2020, cả nước có hơn 41.000 di tích, thắng cảnh trong đó, có hơn 9.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, hơn 4.000 di tích quốc gia, 119 di tích quốc gia đặc biệt, 28 Di sản (Vật thể, Phi vật thể, Thiên nhiên, Tư liệu…) được Unesco công nhận Di sản Văn hóa Thế giới.

Trong những năm qua, cùng với sự hội nhập và phát triển của đất nước, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong đó, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trọng tâm là đẩy mạnh công tác quản lý, bảo tồn, khai thác lịch sử, văn hóa góp phần phát triển Du lịch. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tổng số 48 di tích được xếp hạng (Trong đó: 19 di tích cấp tỉnh, 28 di tích cấp quốc gia, 01 di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo)

Khi nhắc đến Côn Đảo, ai cũng nghĩ ngay đến Khu Di tích lịch sử cách mạng, là một trong những nhà tù lớn và lâu đời ở Việt Nam. Trong suốt 113 năm 1862-1975) nổi tiếng là “Địa ngục trần gian”. Dưới hai thời kỳ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã biến nơi đây thành nơi giam giữ, đọa đày các chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước Việt Nam. Bất chấp chế độ lao tù, các chiến sỹ cộng sản và những người yêu nước đã biến ngục tù Côn Đảo thành “Trường học đấu tranh cách mạng”. Nhiều đồng chí đã trở thành lãnh tụ và cán bộ xuất sắc của Đảng ta như các đồng chí: Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Phạm Hùng…

Với những giá trị lịch sử to lớn ấy, ngày 29/4/1979 Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) đã ra quyết định số 54-VHTT/QĐ đặc cách công nhận Khu di tích lịch sử Côn Đảo là một trong những Di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia. Ngày 10/5/2012 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 548/QĐ-TTg công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt Côn Đảo. Tổng diện tích phạm vi bảo vệ là 110,69 ha.

Côn Đảo được xem là điểm nhấn du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đặc biệt là du lịch văn hóa tâm linh đang phát triển mạnh. Đến nay Côn Đảo vẫn mang một vẻ đẹp hoang sơ, trong lành và kỳ bí. Nhiều Tạp chí của Thế giới đã ghi tên Côn Đảo (BR-VT, Việt Nam) vào danh sách những điểm đến ấn tượng; những hòn đảo bí ẩn đối với du khách. Năm 2017, Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận xác lập kỷ lục “Địa phương có quần thể nhà tù lớn nhất Việt Nam”…Côn Đảo đã đi vào tình cảm và sự ngưỡng mộ của cả nước cùng bạn bè Quốc tế như một vùng đất thép mang biểu tượng của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Với thiên nhiêu ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng, tài nguyên rừng và biển, môi trường sinh thái trong lành. Việc bảo tồn tôn tạo Khu di tích lịch sử gắn với sinh thái thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm văn hóa – du lịch mang tính độc đáo, hấp dẫn. Côn Đảo đang thu hút nhiều doanh nghiệp chọn để đầu tư phát triển du lịch cao cấp như:  Sixsens Resort 5 sao; Khu du lịch Poulo Condor; Resort Côn Đảo;…

Quyết định Số 264/2005/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế – xã hội huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 là “…Xây dựng Côn Đảo thành Khu kinh tế – Du lịch và Dịch vụ chất lượng cao gắn với Bảo tồn, tôn tạo khu Di tích cách mạng đặc biệt của Việt Nam. Đồng thời phát triển Côn Đảo trở thành Khu kinh tế du lịch hiện đại, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế…”. Quyết định Số 2163/QĐ-TTg ngày 02/12/2015 “Về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể Bảo tồn tôn tạo và phát huy giá huy giá trị Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”.  Đây là tiền đề để Côn Đảo có cơ hội phát triển xứng tầm với Khu tích tích đặc biệt của Quốc gia.

Xác định tầm quan trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích đặc biệt Côn Đảo luôn được chú trọng, nhiều tư liệu, hiện vật được sưu tầm, bổ sung.., các sự kiện lớn của đất nước được tổ chức tại Côn Đảo. Năm 2021, là năm rất đặc biệt do dịch covid-19 diễn biến phức tạp. Các hoạt động kỷ niệm của đất nước phải tạm dừng, học sinh phải học trực tuyến, các cơ quan đơn vị… phải đảm bảo01 cung đường, 02 điểm đến, “ 03 tại chỗ”, Ai ở đâu, ở yên đó”…, những thông điệp không có tiền lệ. Dịch bệnh đã làm ảnh hưởng và thiệt hại rất lớn đến kinh tế nói chung và lĩnh vực Văn hóa nói riêng. Đơn vị đã linh động xây dựng các nội dung, chương trình, kế hoạch phù hợp đối với bộ phận thuyết minh trong thời gian tạm ngưng các hoạt động hướng dẫn tham quan di tích, đảm bảo hiệu quả công việc. Nhiệm vụ chuyên môn đã cơ bản hoàn thành chương trình trọng tâm 2021.

Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế thu hút khách du lịch đến Côn Đảo thì vẫn còn một số khó khăn nhất định.

Du lịch Côn Đảo chỉ tập trung khoảng 06 tháng đầu năm, từ tháng 9 đến hết năm là mưa bão, chủ yếu phương tiện đi bằng máy bay, giá vé khá cao so với các tuyến bay trong nước, giá cả sinh hoạt cũng cao hơn nhiều so với đất liền,  vì “cung” không đủ “cầu”.

Côn Đảo vẫn còn sử dụng điện Diezel giá điện sinh hoạt rất cao, chi phí nhiều hơn so những tour trong nước.

Tiềm năng văn hoá du lịch chưa được quảng bá rộng rãi, các sản phẩm du lịch kết hợp với di sản văn hóa chưa đa dạng để thu hút du khách trong nước và quốc tế,…

Việc đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ như: tiếng Pháp, Trung, Nhật, Hàn.., do chi phí sinh hoạt cao, chưa có chính sách thu hút, hầu như người có chuyên môn ngoại ngữ không gắn bó lâu dài…

Giải pháp: Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển Du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển chung của toàn xã hội.       

Một là: Tăng cường công tác tuyên tuyền Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Trong đó, xác định nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế – xã hội; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch.

Hai là: Có chế độ tương xứng với nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi (nhất là trình độ ngoại ngữ), để họ thật sự yên tâm và gắn bó lâu dài với Côn Đảo.

Ba là: Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.

Bốn là: Triển khai Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 19/5/2020 của UBND tỉnh về tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 02/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Khu Di tích quốc gia đặc biệt Côn Đảo có giá trị lịch sử văn hóa mang tính đặc trưng, có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục truyền thống gắn với phát triển du lịch tạo ra nhiều cơ hội, hướng đi mới, tăng vị thế và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Tuy nhiên, cũng đặt ra những thách thức không nhỏ trong công tác quản lý và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Vì thế rất cần đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, trình độ nghiệp vụ chuyên môn giỏi, tâm huyết với nghề, đặc biệt là sự chung tay góp sức của toàn xã hội.

Hơn 40 năm qua, để đạt được những thành tựu trong công tác Quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử Côn Đảo – Di sản Văn hóa của dân tộc. Đơn vị luôn nhận được sự quan tâm của các Ngành, các cấp và nhân dân cả nước, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của tỉnh nhà. Để Côn Đảo tương xứng với vị trí tiền tiêu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, không chỉ là trách nhiệm của những người trực tiếp quản lý di sản văn hóa, mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội như lời của Cố Tổng Bí Thư ban Chấp Hành TW Đảng – Lê Duẩn, người đã từng bị đày ải tại nhà tù Côn Đảo 10 năm, sau ngày giải phóng đất nước, đã ra thăm Côn Đảo ngày 27/8/1976 đã nói: “…Côn Đảo là một hòn đảo anh hùng, Côn Đảo là một di tích lịch sử vĩ đại. Côn Đảo là một trường học lớn với các thế hệ mai sau. Các đồng chí hãy ra sức phấn đấu xây dựng Côn Đảo chẳng những trở thành một hòn đảo giàu đẹp về kinh tế, mạnh về quốc phòng mà còn phải gìn giữ những di tích lịch sử ấy trở thành tài sản của nhân dân, một thứ tài sản vô giá lưu truyền cho đến nghìn đời con cháu mai sau…”

 

 

 

 

 

Share:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mang đến cho bạn những chuyến đi tuyệt vời

TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA THỰC HIỆN MÔ HÌNH TÁI CHẾ RÁC THẢI NHỰA

ĐẢNG BỘ DI TÍCH QUỐC GIA CÔN ĐẢO TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA THỰC HIỆN MÔ HÌNH TÁI CHẾ RÁC THẢI NHỰA TẠI KHU DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CÔN ĐẢO Thiết thực chào mừng kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã