HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 71 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG 8 & QUỐC KHÁNH NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM (02/9/1945-02/9/2016)

         Hòa chung không khí vui tươi, phấn khởi của cả nước long trọng kỷ niệm 71 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam.

         Sáng ngày 01/9/2016, Đảng bộ, Chính quyền, quân và dân huyện Côn Đảo đã long trọng tổ chức lễ viếng Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo và Đền thờ Côn Đảo. Tham dự có các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam, CTCT Côn Đảo, đại diện các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang, 10 khu dân cư và các em học sinh trên địa bàn huyện.

                                            Các đồng chí lãnh đạo dâng hương tại Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo

      Với truyền thốnguống nước nhớ  nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, đồng thời bày tỏ tấm lòng thành kính và biết ơn những người con ưu tú của đất nước đã hy sinh trọn cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

      Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm các ngày lễ trọng đại của đất nước. Sáng ngày 06/9/2016. Đảng bộ, Chính quyền, quân và dân huyện Côn Đảo đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm lần thứ 74 ngày hy sinh của Cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong tại Đền thờ Côn Đảo. Tham dự có đồng chí Nguyễn Hoàng Tùng – Tỉnh ủy viên – Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch HĐND huyện cùng các đồng chí Lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang, các bác CTCT Côn Đảo, đại diện 10 khu dân cư.

        Trong không khí trang nghiêm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong – người có công lao rất to lớn trong việc khôi phục lại hệ thống của Đảng trong những năm 30 của thế kỷ XX. Người nêu cao tấm gương lẫm liệt trong nhà tù Côn Đảo. “Sống để phấn đấu cho lý tưởng cách mạng nhưng sẵn sàng chết cho sự nghiệp cách mạng”.

        Năm1939, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và kết án 5 năm tù với tội danh “chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa Nam kỳ” và đày ra Côn Đảo vào năm 1940.

       Ở Côn Đảo địch dùng mọi cực hình để tra tấn đồng chí Lê Hồng Phong và một số đồng chí lãnh đạo khác của Đảng. Song với trách nhiệm là một người lãnh đạo cấp cao của Đảng, Lê Hồng Phong đã chịu đựng mọi sự tra tấn, cực hình của địch, những ngày cuối cùng bị cấm cố tại Xà lim Lao II (tức trại Phú Sơn), bọn cai ngục đánh đập dã man trong lúc đang ăn cơm, đ/c vẫn thản nhiên ngồi ăn bát cơm chan máu và nói: “Gươm giáo của kẻ thù có thể chặt đứt thép gan, nhưng nó phải oằn đi khi chặt phải dũng khí của người cộng sản”.

       Ngày 06/9/1942, với căn bệnh kiết lỵ kèm theo những trận tra tấn của địch, đ/c Lê Hồng Phong đã trút hơi thở cuối cùng tại Xà lim số 05, khu cấm cố đặc biệt của Lao II nhà tù Côn Đảo. Trong những phút giây cuối cùng trước lúc hy sinh, đ/c đã nhờ các đ/c chuyển tới Đảng lời nhắn gửi: “Nhờ các đồng chí nói với Đảng, tới giờ phút cuối cùng, Lê Hồng Phong này vẫn tin tưởng ở thắng lợi vẻ vang của cách mạng”.

       Cuộc đời hoạt động cách mạng và sự cống hiến của đồng chí Lê Hồng Phong đã để lại tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, sống vì Đảng vì dân. Tên tuổi của đồng chí đã mãi mãi đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Share:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mang đến cho bạn những chuyến đi tuyệt vời

“Vượt ngục – Khát vọng tự do của tù nhân Côn Đảo”

Con thuyền lướt sóng nhẹ như bay Quyết vượt trùng dương chẳng kể ngày Nhằm thẳng mục tiêu theo một hướng Xoay tròn trời biển vững đôi tay. Trải qua trong suốt 113 năm “Địa ngục trần gian” thực dân Pháp và Mỹ ngụy đã giam cầm nhiều chí sỹ yêu nước, chiến sỹ cách

Nhà tù Côn Đảo – Từ “địa ngục trần gian” đến trường học đấu tranh cách mạng

Nhà tù Côn Đảo – “Địa ngục trần gian” giữa biển khơi Nhà tù Côn Đảo, dưới sự cai trị của thực dân Pháp và chính quyền Mỹ –  Việt Nam Cộng hòa, đã trở thành một biểu tượng của sự tàn bạo và khốc liệt. Với mục đích giam giữ và tra tấn các