KỶ NIỀM LỄ GIỖ 232 THỨ PHI HOÀNG PHI YẾN (18/10 năm Ất Tỵ – 18/10 năm Đinh Dậu)

        Thực hiện Kế hoạch 337/KH-BTC của UBND huyện Côn Đảo về việc tổ chức lễ giỗ Thứ phi Hoàng Phi Yến. Ngày 04 – 05/12/2017 (nhằm ngày 17-18/10 năm Đinh Dậu), nhân dân huyện Côn Đảo long trọng tổ chức lễ giỗ lần thứ 232 Thứ phi Hoàng Phi Yến tại Di tích An Sơn Miếu.

         Tham dự có đoàn đại biểu Đảng bộ, Chính quyền, quân và dân huyện Côn Đảo do ông Lê Văn Đức – Phó Bí thường trực thư Huyện ủy dẫn đầu; đoàn Miếu Bà Chúa Xứ huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; Công ty Xăng Dầu Tiền Giang, Công ty bay dịch vụ hàng không VASCO…đông đảo bà con địa phương; cùng các đoàn khách nhân chuyến tham quan và làm việc tại Côn Đảo.

          Lễ giỗ Thứ phi Hoàng Phi Yến đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống và tâm linh của nhân dân Côn Đảo với nhiều hoạt động văn hóa dân gian thu hút hàng nghìn lượt khách về tham dự.

          Phần hội: Được diễn ra ngày 17 tháng 10 năm Đinh Dậu với các hoạt động cúng viếng, tế lễ vật theo tín ngưỡng của nhân dân, các trò chơi dân gian như: Kéo co, truyền bóng tiếp sức, cưỡi nai tiếp sức… 

         18h45 cùng ngày diễn ra Lễ cúng Tiên thường với các lễ vật: chè, xôi; dâng hoa và mâm ngũ quả. Sau đó là Chương trình giao lưu Đờn ca tài tử do Câu lạc bộ Đờn ca tài tử Côn Đảo phối hợp Khoa Sân khấu – Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Cần Thơ biểu diễn với các tiết mục: trích đoạn sân khấu hóa về Thứ phi Phi Yến đã khắc họa đậm nét tinh thần yêu nước, trung trinh tiết liệt của Bà Phi Yến. Bên cạnh đó chương trình có nhiều tiết mục văn nghệ ca ngợi tình yêu quê hương đất nước như Tiếng chày trên Sóc Bom bo, Ức Trai, Hòn vọng phu ….

        Phần lễ: 10 giờ sáng ngày 18/10 năm Đinh Dậu, trong không khí trang nghiêm, lắng đọng tại di tích An Sơn Miếu, Sau ba hồi chiêng, trống báo hiệu khai lễ. Ông Nguyễn Anh Nhựt – Trưởng ban tổ chức, làm chủ tế đã tiến hành nghi thức dâng hương và đọc văn tế ca ngợi người phụ nữ “Trung trinh tiết liệt”. Tiếp đến là 09 đoàn dâng lễ thuộc 10 khu dân cư, các đoàn đại biểu, đoàn khách tham quan lần lượt dâng hương và dâng các lễ vật phụng cúng Đức bà.

           Mặc dù trong thời gian tổ chức Lễ giỗ không được thuận tiện vị thời tiết mưa rất to, nhưng các nghi thức Lễ vẫn được diễn ra đúng kế hoạch, hàng ngàn người dân Côn Đảo và các đoàn khách thập phương vẫn thể hiện sự trang nghiêm, dâng lòng thành kính, để tưởng nhớ đức bà Phi Yến.

       Câu chuyên kể về Đức Bà Phi Yến đã khẳng định những giá trị tinh thần, giá trị tâm linh và giá trị nhân văn cao cả. Đó là truyền thống “Thủy chung son sắc”, là khí phách Anh hùng bất khuất, lòng yêu nước, sự cam chịu và tầm nhìn sáng về Quốc vận hậu lai mà Đức Bà Phi Yến đã thể hiện. Đó còn là giá trị về sự trung trinh tiết liệt của người Phụ nữ Việt Nam, một tấm gương tiêu biểu đã lưu danh trên Hòn Đảo xa xôi này.

         Cùng với Khu Di tích Quốc gia đặc biệt. Ngày nay, Di tích An Sơn Miếu đã trở thành một điểm tham quan du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với Côn Đảo góp phần làm cho du lịch Côn Đảo có hướng phát triển nhanh và bền vững.

          Với những giá trị lịch sử vô giá cùng những thắng cảnh tươi đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho Côn Đảo, tấm gương của Đức bà Phi Yến sẽ mãi mãi tồn tại trên Hòn Đảo thân thương này.

 

Share:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mang đến cho bạn những chuyến đi tuyệt vời

“Vượt ngục – Khát vọng tự do của tù nhân Côn Đảo”

Con thuyền lướt sóng nhẹ như bay Quyết vượt trùng dương chẳng kể ngày Nhằm thẳng mục tiêu theo một hướng Xoay tròn trời biển vững đôi tay. Trải qua trong suốt 113 năm “Địa ngục trần gian” thực dân Pháp và Mỹ ngụy đã giam cầm nhiều chí sỹ yêu nước, chiến sỹ cách

Nhà tù Côn Đảo – Từ “địa ngục trần gian” đến trường học đấu tranh cách mạng

Nhà tù Côn Đảo – “Địa ngục trần gian” giữa biển khơi Nhà tù Côn Đảo, dưới sự cai trị của thực dân Pháp và chính quyền Mỹ –  Việt Nam Cộng hòa, đã trở thành một biểu tượng của sự tàn bạo và khốc liệt. Với mục đích giam giữ và tra tấn các