KỶ NIỆM LỄ GIỖ LẦN THỨ 231 THỨ PHI HOÀNG PHI YẾN (18/10/ Ất Tỵ – 18/10/ Bính Thân)

         Thực hiện kế hoạch số 276/KH – BTC ngày 27/10/2016 của UBND huyện Côn Đảo về việc tổ chức lễ giỗ Bà Thứ phi Hoàng Phi Yến. Sáng ngày 17/11/2016 (nhằm ngày 18/10 năm Bính Thân), nhân dân Côn Đảo long trọng tổ chức lễ giỗ lần thứ 231 Đức bà Phi Yến tại di tích An Sơn Miếu.

       Tham dự có đoàn Đại biểu Đảng bộ, Chính quyền, Quân và Dân Côn Đảo do đồng chí Nguyễn Hoàng Tùng, Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy dẫn đầu; Đoàn đại biểu thành phố Vũng Tàu, đoàn CTCT Côn Đảo thành phố Hồ Chí Minh, công ty TNHH Nghi Anh, ngân hàng Viettinbank chi nhánh Hà Nội, hơn 1000 du khách nhân chuyến thăm và làm việc tại Côn Đảo cùng bà con nhân dân huyện Côn Đảo tham dự.

          Lễ giỗ được tổ chức trong hai ngày 16 và 17/11/2016 (nhằm ngày 17 – 18/10ÂL).

          Phần hội: Được diễn ra vào ngày 17/10 âm lịch, với các trò chơi dân gian như: kéo co, đấu ngựa, nhảy bao bố… do Huyện đoàn Côn Đảo tổ chức. 19h cùng ngày diễn ra chương trình giao lưu đờn ca tài tử do các ca sĩ  và cộng tác viên của TTVH huyện Côn Đảo biểu diễn. Bao gồm: trích đoạn sân khấu hóa về Thứ phi Hoàng Phi Yến; các ca khúc truyền thống, cách mạng, các tiết mục múa hát dân gian của các cô và các cháu Trường Mầm non; …

         Phần lễ: 10 giờ sáng ngày 18/10 âm lịch, trong không khí trang nghiêm, lắng đọng tại di tích An Sơn Miếu, vang lên ba hồi chiêng, trống báo hiệu khai lễ. Ông Nguyễn Anh Nhựt – Phó Chủ tịch UBND huyện, là chủ tế tiến hành nghi thức dâng hương và đọc bài văn tế ca ngợi người phụ nữ “Trung trinh tiết liệt”. Tiếp đến, lần lượt 09 đoàn dâng lễ thuộc 10 khu dân cư, các đoàn đại biểu, đoàn khách tham quan lần lượt dâng hương và dâng các lễ vật phụng cúng Đức bà.

 

       Lễ giỗ lần thứ 231 của thứ phi Hoàng Phi Yến diễn ra trong không khí trang nghiêm, long trọng thể hiện nét văn hóa văn minh và đảm bảo an ninh trật tự, được xem là một lễ hội truyền thống mà huyện Côn Đảo đã duy trì hằng năm, thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

       Câu chuyện về bà Phi Yến đã cách thời đại của chúng ta hơn 2 thế kỷ qua, nhưng đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Côn Đảo và trở thành một nét văn hóa truyền thống với những giá trị lịch sử vô cùng tốt đẹp và nhân văn cao cả cần phải được giữ gìn để soi rọi cho thế hệ hôm nay và mai sau. Đó là truyền thống “Thủy chung son sắc”, là giá trị về sự trung trinh tiết liệt của người Phụ nữ Việt Nam, là khí phách Anh hùng bất khuất, lòng yêu nước, sự cam chịu và tầm nhìn sáng về Quốc vận hậu lai mà Đức Bà Phi Yến đã thể hiện

       Trong tâm thức của người dân xứ đảo Bà đã trở thành một biểu tượng tinh thần to lớn nơi mà người dân gửi gắm niềm tin và những ước vọng của mình nhằm xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.

        Cùng với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo, di tích An Sơn Miếu đã trở thành một điểm tham quan, du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước khi đến với Côn Đảo.

Share:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mang đến cho bạn những chuyến đi tuyệt vời

“Vượt ngục – Khát vọng tự do của tù nhân Côn Đảo”

Con thuyền lướt sóng nhẹ như bay Quyết vượt trùng dương chẳng kể ngày Nhằm thẳng mục tiêu theo một hướng Xoay tròn trời biển vững đôi tay. Trải qua trong suốt 113 năm “Địa ngục trần gian” thực dân Pháp và Mỹ ngụy đã giam cầm nhiều chí sỹ yêu nước, chiến sỹ cách

Nhà tù Côn Đảo – Từ “địa ngục trần gian” đến trường học đấu tranh cách mạng

Nhà tù Côn Đảo – “Địa ngục trần gian” giữa biển khơi Nhà tù Côn Đảo, dưới sự cai trị của thực dân Pháp và chính quyền Mỹ –  Việt Nam Cộng hòa, đã trở thành một biểu tượng của sự tàn bạo và khốc liệt. Với mục đích giam giữ và tra tấn các